Wifi yếu phải làm sao - 10 cách khắc phục hiệu quả

Thứ năm, 09/09/2021

Wifi yếu phải làm sao là băn khoăn của nhiều người khi sử dụng mạng. Tùy thuộc vào nguyên nhân dẫn đến tình trạng sóng wifi yếu sẽ có các phương án xử lý khác nhau. Dưới đây là 10 cách khắc phục wifi yếu mang lại hiệu quả cao nhất, mời bạn theo dõi!

1. Wifi yếu trên laptop do lỗi từ laptop

Tình trạng wifi yếu không chỉ do lỗi bộ phát hoặc nhà mạng mà còn có thể đến từ chiếc laptop của bạn. Để khắc phục tình trạng này, bạn hãy kiểm tra lại laptop và thực hiện một số biện pháp phù hợp.

1.1. Do trình duyệt web trên laptop có lượng crap lớn

Bạn thường xuyên lướt web, quá nhiều cookies lưu trữ trong trình duyệt chính là nhân tố tạo ra một lượng crap lớn. Đây chính là nguyên nhân khiến việc truy cập mạng yếu đi. Bạn hãy vào trình duyệt web mà bạn đang sử dụng để xóa lịch sử web và cookies. Truy cập vào Google Chrome, bạn tiếp tục click vào nút 3 chấm ở góc trên bên phải, nhấn Setting (Cài đặt), nhấn Privacy and security (Quyền riêng tư và bảo mật). Sau đó, bạn chọn phạm vi thời gian và nhấn Clear browsing data (Xóa dữ liệu).

1.2. Kết nối ISP của Server DNS chạy chậm

Máy chủ DNS của nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) gặp sự cố cũng là một trong những nguyên nhân khiến wifi yếu khi sử dụng laptop. Lỗi DNS là một trong những lỗi phổ biến hay xảy ra trên hệ điều hành Windows 7/8/8.1 và Windows 10. Để xử lý lỗi DNS trên laptop, bạn thực hiện thiết lập 1 dải IP mạng wifi tĩnh. Việc cài đặt IP này được thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Đầu tiên, bạn đi tới Cài đặt / Bảng điều khiển > Mạng và Internet > Trung tâm Mạng và Chia sẻ và chọn mạng của bạn.

Thao tác tìm chọn mạng wifi bạn đang sử dụng trên laptop.

Thao tác tìm chọn mạng wifi bạn đang sử dụng trên laptop.

Bước 2: Tiếp đó, bạn vào Properties và chọn giao thức internet TCP / IPv4. Trong trường "Use the following DNS server addresses", nếu bạn đang sử dụng các máy chủ DNS của google hãy nhập 8.8.8.8 cho máy chủ DNS ưu tiên và 8.8.4.4 cho máy chủ DNS thay thế. Ngoài ra bạn có thể nhập DNS miễn phí được đề xuất trong bảng dưới đây:

Các nhà cung cấp DNS ưa thích DNS thay thế
Google 8.8.8.8 8.8.4.4
Quad9 9,9,9,9 149.112.112.112
Cloudflare 1.1.1.1 1.0.0.1
Trang chủ OpenDNS 208.67.222.222 208.67.220.220
CleanBrowsing 185.228.168,9 185.228.169,9
Verisign 64,6,64,6 64,6,65,6
DNS thay thế 198.101.242.72 23.253.163.53
AdGuard DNS 94.140.14.14 94.140.15.15

1.3. Do laptop bị nhiễm virus nặng

Nếu laptop bị nhiễm virus nặng, virus sẽ sử dụng đường truyền internet của bạn cho những mục đích khác, chiếm nhiều tài nguyên hệ thống và khiến wifi chậm khi dùng laptop. Đầu tiên, bạn sử dụng công cụ antivirus để kiểm tra laptop có bị nhiễm virus không. Nếu laptop nhiễm virus, bạn có thể xử lý bằng cách cài đặt các phần mềm diệt virus như BKAV, Antivirus, Kaspersky… hoặc cài lại window để loại bỏ virus khỏi hệ thống.

1.4. Do card wifi cũ

Nếu chiếc laptop bạn đang sử dụng có vi xử lý và card wifi cũ (lạc hậu) cũng dẫn đến việc không tương thích với chuẩn wifi mới hiện nay và khiến wifi yếu, chập chờn. Lúc này, bạn hãy kiểm tra lại bộ phát wifi bạn đang sử dụng và card wifi trên laptop để đảm bảo tương thích.

Hình ảnh Carb wifi được trang bị trên laptop.

Hình ảnh Carb wifi được trang bị trên laptop.

2. Wifi yếu trên điện thoại do lỗi từ điện thoại

Wifi yếu cũng có thể do lỗi từ điện thoại. Bạn hãy kiểm tra chiếc điện thoại của mình xem có gặp lỗi xung đột phần mềm hay đang bật chế độ tiết kiệm pin không nhé.

2.1. Lỗi xung đột phần mềm gây ảnh hưởng đến Cài đặt mạng

Sử dụng điện thoại lâu ngày với tần suất lớn cũng là nguyên nhân khiến máy dễ bị lỗi phần mềm. Điều này khiến chiếc điện thoại bắt wifi yếu hơn bình thường. Bạn cần tiến hành khôi phục cài đặt mạng ở mục cài đặt để đưa máy về trạng trái sử dụng và kết nối bình thường. Bạn vào Settings (Cài đặt)/General (Cài đặt chung). Lựa chọn Reset (Đặt lại)/Reset Network Settings (Đặt lại cài đặt mạng).

2.2. Do điện thoại mở chế độ tiết kiệm pin

Kích hoạt chế độ tiết kiệm pin sẽ giúp người dùng tiết kiệm tối đa lượng pin tiêu thụ. Đồng nghĩa với việc điện thoại sẽ hạn chế hoạt động của một số ứng dụng và tính năng, trong đó có tốc độ wifi. Nếu nghi ngờ wifi yếu do điện thoại đang bật “Tiết kiệm pin” thì bạn hãy tắt chế độ này. Trên thiết bị iPhone, bạn ấn chọn Cài đặt (Settings), chọn mục Pin (Battery) và chọn tính năng Chế độ nguồn điện thấp (Low Power Mode). Trên thiết bị Android, bạn truy cập Cài đặt (Setting), ấn chọn biểu tượng Power management và tiến hành tắt chế độ là xong.

2.3. Do lỗi DNS trên điện thoại

Tương tự như tình trạng wifi yếu trên laptop, việc máy chủ DNS của nhà cung cấp dịch vụ Internet gặp sự cố cũng là nguyên nhân khiến cho việc truy cập wifi trên điện thoại bị yếu. Bạn có thể thử chuyển DNS điện thoại sang Google DNS, Open DNS, Cloudflare…

Bước 1: Bạn vào Settings (cài đặt) > Nhấn vào Kết nối > Nhấn chọn Wifi

Bước 2: Tiếp tục, bạn chọn mục Nâng cao ở cuối, nhấn vào biểu tượng tam giác nhỏ như hình dưới:

Bước 3: Sau cùng, bạn chọn tiếp mục Tĩnh sau đó tiến hành thay đổi DNS 1 và DNS 2 như dưới đây và nhấn Save để lưu lại: CloudFlare DNS 1.1.1.1 và 1.0.0.1 có mức độ bảo mật và tốc độ nhanh nhất hiện nay; AdGuard DNS 176.103.130.130 và 176.103.130.131 có tính năng chặn quảng cáo, phần mềm độc hại; OpenDNS 208.67.222.222 và 208.67.220.220 có tốc độ nhanh; Quad9 DNS 9.9.9.9 và 149.112.112.112 có độ bảo mật tốt.

Chuyển đổi DND: 1.1.1.1 và 1.0.0.1 trên CloudFlare.

Chuyển đổi DND: 1.1.1.1 và 1.0.0.1 trên CloudFlare.

2.4. Do chip wifi trên điện thoại bắt sóng yếu

Tín hiệu phát wifi rất mạnh nhưng điện thoại của bạn lại bắt sóng wifi yếu. Nguyên nhân rất có thể là do chip wifi hoặc anten bắt sóng bị lỗi sẽ khiến quá trình kết nối wifi trên điện thoại yếu hơn. Để khắc phục lỗi này, bạn hãy mang điện thoại đến trung tâm bảo hành hoặc các trung tâm sửa chữa điện thoại uy tín.

3. Wifi yếu bất thường do nhà mạng điều chỉnh kết nối

Mạng wifi yếu không loại trừ khả năng do nhà mạng Internet bạn sử dụng đang điều chỉnh kết nối của bạn. Tình trạng này chỉ diễn ra vào một khung giờ nhất định (thường là vào buổi tối) hoặc chỉ diễn ra từ 1-2 ngày, sau đó lại kết nối wifi bình thường. Để xử lý, trước tiên bạn cần gọi đến tổng đài nhà mạng đang đăng ký và yêu cầu khắc phục. Nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên, bạn nên cân nhắc chuyển sang nhà cung cấp dịch vụ khác để có trải nghiệm mạng ổn định hơn.

4. Do cổng cáp và dây mạng có vấn đề

Cổng cáp và dây mạng được coi là mạch máu giúp kết nối mạng ổn định. Nếu các thiết bị này gặp vấn đề chắc chắn sẽ gây nên hiện tượng mạng wifi yếu, dù là bạn ở gần bộ phát. Một vài lỗi ở cổng cáp và dây cáp gây hiện tượng wifi yếu thường gặp như: Dùng cáp mạng quá dài, bạn nên dùng cáp quang có thể kéo dài 2000m, còn dùng cáp xoắn chuẩn Cat-5 dài tối đa 100m theo tiêu chuẩn TIA/EIA 568-5-A; cáp mạng cuốn (xoắn) nhiều vòng; cổng cáp bấm không chuẩn dẫn đến kết nối kém.

Bạn hãy tiến hành kiểm tra kỹ càng lại cổng cáp và dây mạng đảm bảo các thiết bị đang được thiết kế hoạt động tốt nhất. Trường hợp bạn đang kéo khoảng cách mạng LAN trên 100m, sử dụng cáp mạng Cat-5 thì buộc phải sử dụng thêm các thiết bị repeater/switch hoặc cân nhắc đến việc đến việc đổi loại cáp mạng mới hơn (Cat5e, Cat6). Thiết kế đi dây cáp mạng hợp lý, không xoắn nhiều vòng. Hãy bấm lại cổng cáp để đảm bảo tín hiệu sóng wifi được phát ra mạnh mẽ.

Kiểm tra cổng cap và dây mạng của nhà bạn.

Kiểm tra cổng cap và dây mạng của nhà bạn.

5. Do quá nhiều thiết bị kết nối

Mỗi router được bán ra đều có khuyến cáo về số lượng kết nối khác nhau, các bộ phát có giá thành càng cao thì khả năng chịu tải càng lớn. Nếu số lượng thiết bị kết nối vượt quá khả năng chịu tải của router sẽ dẫn đến tình trạng bắt wifi yếu.

Trên thực tế tình trạng wifi yếu này thường xảy ra ở khi bạn sử dụng modem wifi nhà mạng thực hiện chức năng quay PPPoE và phát wifi chính. Một modem wifi nhà mạng thường có khả năng chịu tải từ 5-10 thiết bị. Các modem wifi 2 băng tần sẽ có khả năng chịu tải lớn hơn, ví dụ như modem F670Y của Viettel có khả năng chịu tải lên đến 20 user trên mỗi băng tần.

Để khắc phục, bạn cần kiểm tra lại tổng số lượng thiết bị kết nối hiện tại của bạn, nếu con số vượt quá khả năng chịu tải của router thì bạn hãy: Tiến hành giảm bớt thiết bị kết nối như tắt bớt các thiết bị không sử dụng như máy tính bảng, smartphone... chuyển sang kết nối mạng LAN với smart TV. Khi phát hiện có người đang dùng mạng wifi ké, bạn hãy thực hiện ngắt kết nối các thiết bị lạ trong phần thiết lập mạng, thường xuyên thay đổi mật khẩu hoặc thực hiện cách hạn chế tầm phát sóng wifi. Nếu số lượng thiết bị sử dụng ngày càng lớn hãy cân nhắc đến việc nâng cấp router wifi mới có khả năng chịu tải lớn hơn.

6. Quá nhiều người truy cập cùng lúc và sử dụng

Khi có quá nhiều người cùng truy cập sử dụng cùng một lúc và thực hiện nhiều tác vụ nặng gây nên tình trạng căng băng thông khiến tình trạng kết nối wifi chậm hơn. Nếu bộ định tuyến của bạn có tính năng Quality of Service (QoS) hãy tiến hành kích hoạt tính năng này. QoS bạn ưu tiên một số lưu lượng truy cập trực tuyến, đồng thời giúp loại bỏ một số thông lượng nhất định cho một thiết bị cụ thể hoặc một hoạt động cụ thể để tăng hiệu quả wifi.

Nhiều người kết nối trong cùng một thời gian và cùng sử dụng băng thông mạng lớn dẫn đến tình trạng wifi yếu.

Nhiều người kết nối trong cùng một thời gian và cùng sử dụng băng thông mạng lớn dẫn đến tình trạng wifi yếu.

7. Wifi yếu khi dùng điện thoại/laptop do sóng wifi bị nhiễu

Nhiều bộ phát wifi cùng một chỗ rất dễ gây nên tình trạng trùng kênh sóng trên băng tần 2.4GHz và gây nhiễu với bộ phát sóng hiện tại. Bạn có thể kết luận tình trạng wifi yếu khi dùng điện thoại hoặc laptop là do sóng wifi bị nhiễu nếu quan sát thấy cột sóng wifi full nhưng truy cập mạng rất yếu hoặc khi kết nối PC trực tiếp vào router, kết quả mạng LAN đo được tốc độ mạng bằng tốc độ gói cước. Để xử lý tình trạng này, bạn hãy đổi kênh ít người sử dụng hơn hoặc nâng cấp modem/router 2 băng tần.

Cách 1: Bạn nên đổi kênh ít người sử dụng hơn. Đầu tiên, bạn sử dụng tiện ích kiểm tra Wifi Analyzer để xác định số lượng access point và số kênh sóng trùng hiện tại. Nếu thấy sóng wifi modem nhà mình bị trùng sóng với các access point khác, bạn cần tiến hành thực hiện đổi kênh giảm nhiễu. Sau đó, bạn truy cập vào địa chỉ IP mặc định của router wifi tiến hành thay đổi kênh. Nếu thiết bị phát wifi của bạn được sản xuất theo tiêu chuẩn Mỹ hoặc châu u thì bạn nên ưu tiên chuyển sang các kênh 1, 6, 11 trên băng tần 2.4GHz sẽ có tỷ lệ trùng kênh sóng ít hơn.

Cách 2: Nâng cấp modem/router 2 băng tần. Việc nâng cấp router 2 băng tần sẽ giúp các thiết bị ưu tiên kết nối sóng trên băng tần 5Ghz cho tốc độ mạnh mẽ và ít xảy ra tình trạng nhiễu sóng hơn băng tần 2.4Ghz. Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng mạng và số lượng thiết bị kết nối mà bạn có thể lựa chọn Router 2 băng tầng tối ưu chi phí nhất.

Nếu tổng số lượng truy cập từ 10-20 thiết bị, bạn hãy gọi điện đến tổng đài chuyển sang modem 2 băng tần. Nếu đang sử dụng gói cước của Viettel, bạn có thể yêu cầu chuyển sang modem F670Y có khả năng chịu tải lên đến 20 user cho mỗi băng tần.

Nếu số lượng truy cập mạng hơn hơn 20 thiết bị, bạn hãy chuyển “Bridge Mode” modem wifi nhà mạng hiện tại (tắt wifi + DHCP). Mua thêm router wifi 2 băng tần quay PPPoE. Nếu bạn vẫn sử dụng gói cước dưới 100Mbps, nên nâng cấp router wifi 2 băng tần chuẩn N để tối ưu chi phí. Nếu tương lai bạn muốn nâng cao gói cước trên 100Mbps, cân nhắc nâng cấp router wifi AC hoặc AX 2 băng tần.

8. Wifi yếu dù sử dụng gói cước trên 100Mbps là do lỗi gigabit

Nếu bạn đăng ký gói cước trên 100Mbps và muốn đạt được tốc độ mạng tối đa thì tất cả các thiết bị từ thiết bị đầu cuối (điện thoại, laptop...), cáp mạng và router wifi đều phải đạt chuẩn Gigabit (Gb). Chỉ cần một trong ba thiết bị không đạt chuẩn thì tốc độ mạng sẽ tự động rớt xuống dưới 100Mbps. Điều này lý giải cho việc khi bạn nâng cấp gói cước trên 100Mbps để phục vụ cho nhiều nhu cầu sử dụng mạng mạnh nhưng vẫn phải đối mặt với hiện tượng wifi yếu mỗi khi chơi game, xem phim HD. Để xử lý, bạn cần kiểm tra các thiết bị đầu cuối, cáp mạng và router có đạt chuẩn gigabit. Nếu không đạt chuẩn bạn cần tiến hành nâng cấp.

Bước 1: Bạn kiểm tra thiết bị laptop, điện thoại. Hầu hết các thiết bị smartphone, laptop hiện nay đều đạt chuẩn gigabit. Để an toàn, bạn nên check thông tin sản phẩm. Nếu như sản phẩm không đạt chuẩn Gbps, bạn bắt buộc phải nâng cấp card mạng.

Kiểm tra thiết bị điện thoại của bạn.

Kiểm tra thiết bị điện thoại của bạn.

Bước 2: Bạn tiếp tục kiểm tra cáp mạng. Trên thực tế việc xác định cáp mạng có chuẩn Gb hay không rất khó. Bạn có thể phỏng đoán dựa trên tình trạng dây mạng hiện tại. Nếu thấy dây mạng đã quá cũ thì hãy cân nhắc đến việc nâng cấp lên các cáp mạng chuẩn mới đề đạt chuẩn Gb như Cat 5e, Cat 6 hoặc Cat 6e. Lưu ý khi mua cáp Gigabit thì bạn nên mua dây có chiều dài tối đa 30m bởi cáp càng dài thì khả năng đạt gigabit càng thấp.

Bước 3: Bạn thử kiểm tra cổng LAN trên Router: Hiện nay, đa số các nhà mạng đều có modem wifi đời mới đạt chuẩn Gb. Tuy nhiên vẫn có một số nhà cung cấp mạng cung cấp modem wifi đời cũ có cổng LAN 100Mbps và cổng LAN 1Gbps cùng tồn tại. Ví dụ với Modem iGate GW020 của VNPT, có cổng kết nối như sau: 1 cổng LAN RJ45 10/100Mbps, 1 cổng LAN RJ45 10/100/1000Mbps, 1 cổng quang SC/APC, 1 cổng USB 2.0. Vì vậy, bạn cần tìm được chính xác cổng LAN Gbps để kết nối giúp đạt tốc độ cao nhất có thể.

Cách xác định tốc độ kết nối của từng cổng bạn thực hiện bằng cách kết nối PC hoặc laptop thông qua cáp mạng Gbps lên từng cổng. Sau đó, ban tiến hành kiểm tra xem tốc độ kết nối trong phần thiết lập mạng trong windows.

9. Wifi yếu trên laptop/điện thoại do lỗi từ modem

Wifi yếu trên điện thoại hoặc laptop cũng có thể là do lỗi xuất phát từ bộ phát wifi bạn đang sử dụng.

9.1. Do modem/router bị nóng

Modem wifi hoạt động trong thời gian dài với cường độ lớn (nhiều thiết bị truy cập cùng lúc) hoặc bộ phát modem bị nóng. Việc modem bị nóng sẽ ảnh hưởng tới chíp và chất lượng phát sóng điện từ, gây ra hiện sóng wifi yếu chập chờn. Khi chạm tay lên modem thấy rất nóng, bạn nên xử lý như sau:

  Cách xử lý Hướng dẫn chi tiết
Cách 1 Khởi động lại modem/router Bạn ấn vào nút ON/OFF và đợi khoảng khoảng 20 phút cho thiết bị mát hẳn rồi bật lên sử dụng lại.
Cách 2 Kiểm tra xem có vật gì bịt kín hay cản trở lỗ thoát hơi nóng trên thiết bị không Bạn không nên đặt modem gần các thiết bị như máy tính, laptop... để tránh tình trạng cộng hưởng nhiệt, nên đặt modem tại nơi thoáng mát, tránh các vật cản xung quanh.
Cách 3 Vệ sinh các khe tản nhiệt Khoảng từ 3-6 tháng, bạn nên vệ sinh các khe tản nhiệt của cục phát wifi đảm bảo thiết bị tản nhiệt tốt hơn.
Cách 4 Chế quạt tản nhiệt Bạn có thể chế thêm một chiếc quạt nhỏ chạy bằng pin mini đặt cạnh thiết bị phát giúp bộ phát wifi tản nhiệt khá hiệu quả.
Cách 5 Sử dụng miếng nhôm tản nhiệt chuyên dụng Cách này có tính thẩm mỹ và hiệu quả tản nhiệt cao. Để thực hiện bạn cần phải rất khéo léo hoặc có thể nhờ thợ thực hiện giúp mình.

9.2. Do modem/router là loại “đồ cổ”

Hiện nay các bộ phát wifi chuẩn cũ vẫn khá phổ biến và cho tốc độ chấp nhận được. Tuy nhiên, nếu bạn đang dùng iPhone 6S, laptop hay smart TV đời mới nhất thì các bộ phát chuẩn cũ thường không đáp ứng được tốc độ truy cập lý tưởng cho các thiết bị này khiến wifi yếu. Nếu đang sử dụng các thiết bị đời mới hỗ trợ các chuẩn wifi mới (wifi 5, wifi 6) thì bạn nên nâng cấp bộ phát hỗ trợ chuẩn AC (wifi 5), AX (wifi 6) để đảm bảo các thiết bị đạt được tốc độ wifi tốt nhất.

10. Do sử dụng wifi ở xa vị trí đặt bộ phát

Bộ định tuyến thường phát ra hai loại tín hiệu với tần số 2.4GHz và 5GHz. Trong đó sóng 5GHz có tốc độ mạnh hơn nhưng không có khả năng xuyên tường. Sóng 2.4GHz có tốc độ chậm hơn, có thể truyền đi xa nhưng khi gặp vật cản sẽ bị suy yếu rất mạnh. Để đảm bảo có sóng wifi mạnh ngay cả khi bạn đứng ở xa bộ phát thì bạn cần lắp đặt thêm access point tại vùng sóng yếu hoặc nâng cấp bộ định tuyến có phạm vi phủ sóng lớn hơn. Tùy thuộc vào nhu cầu, diện tích nhà và khả năng chi trả bạn có thể cân nhắc lựa chọn các giải pháp sau:

Giải pháp 1: Phù hợp với nhà có diện tích nhỏ, phục vụ cho từ 10-20 thiết bị. Bạn nên mua thêm một router phụ có tốc độ từ 150-300Mbps và sử dụng modem wifi nhà mạng hoặc router wifi có khả năng chịu tải từ 10-20 thiết bị thực hiện quay PPPoE. Sau đó, bạn nối port (cổng) LAN trên router chính vào port WAN của router phụ mới tại vị trí mạng wifi đang yếu và tiến hành cấu hình khác lớp mạng trên router phụ, tùy vào vùng phủ sóng có thể tăng số lượng router phụ.

Giải pháp 2: Phù hợp với nhà có diện tích lớn, phục vụ từ trên 20 thiết bị. Bạn nên mua router wifi mới có công suất lớn và có khả năng chịu tải phù hợp với số lượng thiết bị hiện tại. Modem wifi nhà mạng chuyển sang chế độ bridge. Cuối cùng, nối từ port LAN modem wifi vào port LAN/WAN của router mới và tiến hành cấu hình quay PPPoE trên router wifi mới.

Hai mô hình triển khai Viettel Home Wifi khắc phục wifi yếu.

Hai mô hình triển khai Viettel Home Wifi khắc phục wifi yếu.

Home Wifi Viettel đã và đang là giải pháp mở rộng vùng phủ sóng, khắc phục các “điểm chết” wifi toàn diện cho mọi không gian. Các ưu điểm nổi bật khi sử dụng Home Wifi Viettel có thể kể đến như: Bộ thiết bị Home Wifi H196A băng tần kép đem đến tốc độ truy cập mạng mạnh mẽ lên đến 1167Mbps, có khả năng mở rộng vùng phủ sóng lên đến 200m2 - 300m2. Bộ thiết bị mesh Viettel được thiết kế hệ thống tản nhiệt khá tốt, giúp thiết bị hoạt động ổn định trong thời gian dài. Home Wifi có thể kết nối mạch lạc trong toàn vùng nhờ chỉ dùng 1 SSID, giúp cho tín hiệu cung cấp đến thiết bị người dùng cuối luôn được liền mạch và không bị gián đoạn khi di chuyển.

Đặc biệt khi đăng ký gói cước SuperNet mới nhất 2021 của Viettel, bạn sẽ được trải nghiệm mạng wifi mesh với nhiều ưu đãi đặc biệt: Sử dụng gói cước tốc độ cao từ 100Mbps đến 250Mbps với giá 245.000 – 525.000 VNĐ/tháng. Bạn còn, được trang bị thiết bị modem F670Y 2 băng tần sở hữu tốc độ truy cập lên đến 1200Mbps cùng 2 anten độ lợi 5dBi cung cấp tín hiệu đẳng hướng phủ sóng rộng hơn, có khả năng chịu tải lên đến 20 - 40 user nhờ RAM 256MB. Tùy thuộc vào gói cước đăng ký, bạn sẽ được trang bị miễn phí từ 1 đến 3 thiết bị Home Wifi. Bên cạnh đó, nhân viên kỹ thuật Viettel sẽ tư vấn sơ đồ thiết kế Wifi Mesh đảm bảo độ phủ sóng rộng và ổn định. Ngay khi bạn gặp bất cứ vấn đề gì, bạn sẽ luôn có đội ngũ nhân viên kỹ thuật Viettel đến tận nhà xử lý sự cố kịp thời.

Tham khảo chi tiết tốc độ và giá từng gói cước tại bảng sau:

Tên gói cước Tốc độ Giá internet đơn lẻ (nội thành) Giá internet đơn lẻ (ngoại thành) Trang bị
SUPERNET1 100Mbps 265,000 245,000 Modem + 01 AP Home Wifi
SUPERNET2 120Mbps 280,000 260,000 Modem + 02 AP Home Wifi
SUPERNET4 200Mbps 390,000 370,000 Modem + 02 AP Home Wifi
SUPERNET5 250Mbps 525,000 480,000 Modem + 03 AP Home Wifi + 2 Tivi trên Android box

Để đăng ký sử dụng gói cước SuperNet, bạn hãy gọi tới số Hotline 18008168 (Miễn phí) hoặc đăng ký trực tiếp trên website của Viettel.

Hy vọng thông qua bài viết trên, bạn đã tìm được cho mình câu trả lời cụ thể cho câu hỏi “wifi yếu phải làm sao?”. Chúc bạn nhanh chóng có được lại kết nối mạng ổn định. Nếu có bất cứ thắc mắc liên quan đến Home Wifi Viettel, mời bạn liên hệ theo số Hotline 18008168 để được tư vấn miễn phí.

Chia sẻ qua:

Vui lòng đăng nhập để sử dụng dịch vụ...