- Trang chủ
- Tin Dịch vụ
- Tin tức sự kiện
TỔNG HỢP các cách kiểm tra độ phủ sóng wifi HIỆU QUẢ NHẤT HIỆN NAY
Thứ tư, 29/09/2021Kiểm tra độ phủ sóng wifi là công việc hỗ trợ cải thiện vùng phủ sóng và tốc độ wifi hiệu quả. Bạn có thể thực hiện kiểm tra độ phủ sóng lần lượt theo hai cách là xác định được điểm chết của wifi và nhận biết wifi có đang phát trùng kênh hay không
1. Kiểm tra độ phủ sóng wifi - Tìm ra vùng chết hoặc điểm chết wifi
Vùng chết/điểm chết wifi là một hay nhiều khu vực đang nằm trong vùng phát sóng của router nhưng lại không có tín hiệu Internet. Điều này dẫn đến người dùng khi di chuyển đến những vùng không gian này không nhận được kết nối wifi. Các điểm/vùng chết wifi có thể xuất hiện nếu không gian lắp đặt có quá nhiều vật cản như vách ngăn, tường, cửa…
1.1. Cách tìm ra vùng chết wifi
Để xác định các vùng, điểm chết wifi rõ hơn các bạn có thể theo hướng dẫn sau:
Cách 1: Theo dõi cột sóng tín hiệu wifi trên thiết bị
Đây là cách xác định thủ công nhanh nhất, không lệ thuộc vào bất cứ phần mềm nào và bất cứ ai cũng có thể áp dụng cách này. Đầu tiên, bạn sử dụng thiết bị đang truy cập Internet (laptop, smartphone…) kết nối đến mạng wifi. Sau đó, bạn mang thiết bị từ từ di chuyển đến các khu vực trong nhà như phòng khách, sân vườn… Chú ý di chuyển chậm và tập trung quan sát sự thay đổi của cột sóng wifi trên điện thoại. Nếu cột sóng hiển thị ở khoảng 4 - 5 vạch tức là vị trí đó mạng sẽ mạnh, 2 - 3 vạch là trung bình, còn từ 1 - 2 thì sẽ ở dạng yếu, nếu không hiển thị cột sóng thì nơi đó được tính như mất wifi. Lưu ý, các khu vực hiển thị cột sóng từ 0 - 2 đều được đánh giá là điểm chết wifi.
Chú ý tới sự thay đổi của vạch sóng wifi khi thực hiện di chuyển giữa các khu vực
Cách 2: Khi kiểm tra vùng phủ sóng wifi qua thông số RSSI (cường độ tín hiệu tại máy thu)
Cường độ tín hiệu RSSI là chỉ số đo lường giúp ta biết được cường độ sóng wifi, sóng vô tuyến với đơn vị thể hiện là dBm. Cường độ RSSI sẽ tỉ lệ thuận với độ mạnh của tín hiệu wifi, tức chỉ số RSSI càng cao thì tín hiệu wifi cũng sẽ càng tốt. Chỉ số RSSI sẽ được tính từ -70dBm → 0, những vùng có RSSI <= -70dBm chứng tỏ tín hiệu tại đó yếu. Ví dụ: vị trí 1 đo được RSSI là -45dBm và vị trí 2 đo được là -62dBm thì ta có thể biết được vị trí số 1 có tín hiệu wifi tốt hơn vị trí số 2. Để có thể tự đo được RSSI, bạn hãy tham khảo hướng dẫn dưới đây để kiểm tra độ phủ sóng wifi dưới đây:
Với Android tải ứng dụng Wifi Analyzer, bạn nhấp vào Signal meter >> Tap here to select >> chọn mạng Wifi đang sử dụng. Sau đó, bạn đi bộ xung quanh trong khi ứng dụng đang được mở và cường độ tín hiệu trong mỗi khu vực sẽ được hiển thị ngay lập tức.
Với laptop chạy Windows hoặc Mac, bạn có thể sử dụng inSSIDer để đo cường độ tín hiệu nhưng hãy cẩn thận khi đi bộ xung quanh với laptop để tránh việc đánh rơi thiết bị hoặc bị mất tài sản vào tay kẻ gian.
Đo tín hiệu độ phủ sóng wifi RSSI bằng Wifi Analyzer
1.2. Hướng dẫn khắc phục vùng chết hoặc điểm chết wifi
Để khắc phục điểm chết wifi, chúng ta có 2 cách sau:
Cách 1: Thay đổi vị trí đặt access point
Việc thay đổi access point trong nhà sẽ giúp cải thiện chất lượng sóng wifi ở một số không gian nhất định. Tuy nhiên, cách này sẽ chỉ hữu dụng cho các ngôi nhà nhỏ từ 1 - 2 tầng. Với các ngôi nhà có diện tích lớn hay nhiều tầng thì việc thay đổi bộ phát không mang lại hiệu quả vì có thể xảy ra tình trạng như mất sóng ở các khu vực không là “điểm chết” wifi trước đó.
Cách 2: Lắp thêm access point tại vị trí có sóng wifi yếu chập chờn
Đây là phương pháp tối ưu hơn nếu không gian nhà bạn có diện tích lớn. Việc lắp đặt thêm các access point sẽ giải quyết được khoảng 85 - 95% các vấn đề về vùng chết wifi nhưng phương pháp này có 2 nhược điểm khiến bạn phải cân nhắc trước khi sử dụng. Một là, khâu quản lý thiết bị trở nên khó khăn vì các thiết bị không đồng nhất. Hai là, khi triển khai hệ thống wifi gồm nhiều access point cho không gian quá rộng thì số lượng thiết bị sử dụng sẽ nhiều hơn, tốn nhiều chi phí thi công và bảo hành sau này.
Lắp thêm access point để loại bỏ điểm chết wifi
Trong trường hợp bắt buộc phải lắp thêm từ 2 access point trở lên, bạn có thể cân nhắc việc sử dụng Viettel Home Wifi với nhiều ưu điểm nổi bật như loại bỏ vùng chết wifi một cách nhanh chóng với hệ thống mesh phủ rộng tới 300m2. Tốc độ và độ ổn định cao nhờ vào bộ vi xử lý hiện đại và công nghệ wifi thế hệ thứ 5. Viettel Home Wifi còn kết nối trong toàn không gian với một SSID duy nhất, không cần thao tác thay đổi mạng wifi phiền phức. Đặc biệt, giải pháp wifi đột phá với khả năng tự động khắc phục nhanh chóng khi các pack (Home Wifi) có thể tự xây dựng lại kết nối, dù có 1 pack trong hệ thống bị lỗi. Qua đó, sóng wifi được cung cấp đến người dùng liên tục, không gián đoạn.
Bảng giá tham khảo của gói cước SuperNet Viettel:
Gói cước | Băng thông | Giá cước gồm VAT theo khu vực (VNĐ) | ||
Nội thành | Ngoại thành | 61 tỉnh | ||
SUPERNET1 (01 AP) | 100 Mbps | 265.000 | 245.000 | 225.000 |
SUPERNET2 (02 AP) | 120 Mbps | 280.000 | 260.000 | 245.000 |
SUPERNET4 (02 AP) | 200 Mbps | 390.000 | 370.000 | 350.000 |
SUPERNET5 (03 AP + 2 TV) | 250 Mbps | 525.000 | 480.000 | 430.000 |
2. Kiểm tra vùng phủ sóng wifi - tìm kênh Wifi đang bị trùng
Các thiết bị wifi đều sử dụng sóng vô tuyến trên cùng một dãy tần số giống nhau. Do đó, khi một khu vực có quá nhiều thiết bị phát wifi thì hiện tượng trùng kênh sẽ xảy ra. Vậy làm sao để nhận biết thiết bị phát của nhà bạn có đang trùng kênh hay không? Hãy cùng tham khảo các cách phát hiện và khắc phục ngay dưới đây bạn nhé.
2.1. Cách phát hiện kênh wifi bị trùng
Để kiểm tra độ phủ sóng wifi chính xác có bị trùng kênh hay không thì bạn cần dùng phần mềm phát hiện của bên thứ 3. Một số ứng dụng bạn có thể tham khảo như Wifi Analyzer (Android), IP Tools (Android, iOS), Wi-Fi Heatmap (Android) hay Wi-Fi Analyzer and Surveyor (Android). Chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng Wifi Analyzer vì đây là một ứng dụng uy tín với nhiều tính năng kiểm tra vùng phủ sóng wifi tích hợp.
Với Wifi Analyzer, bạn hãy thử kiểm tra kênh truyền cho sóng wifi bằng cách mở Wifi Analyzer, di chuyển đến thẻ Channel Rating. Tại đây, phần mềm sẽ cho bạn cái nhìn tổng quan về chất lượng các kênh. Nếu kênh nào nhiều sao thì bạn nên lựa chọn kênh đó và ngược lại. Ngoài ra, bạn có thể di chuyển đến thẻ Channel Graph, bạn thực hiện đối chiếu và phân tích các sóng được hiển thị trên sơ đồ rồi đưa ra quyết định lựa chọn kênh truyền phù hợp.
Màn hình hiển thị tất cả sóng wifi và kênh truyền tương ứng tại giao diện Channel Graph
2.2. Làm gì sau khi phát hiện hiện tượng trùng kênh wifi?
Nếu phát hiện sóng wifi của bạn đang phát trùng kênh, đừng lo lắng mà hãy thực hiện thay đổi kênh truyền theo từng bước được hướng dẫn dưới đây:
Cách 1: Đổi kênh giảm nhiễu trên băng tần 2.4Ghz
Thực tế, đa phần các thiết bị wifi đều phát sóng ở băng tần 2.4Ghz nên việc trùng kênh là khó tránh khỏi. Để khắc phục được việc trùng kênh, bạn cần vào phần thiết lập wifi trên router, ở mục Channel thực hiện lựa chọn kênh truyền tối ưu đã xem được ở trên phần mềm Wifi Analyzer. Sau đó, bạn bấm lưu cấu hình và đợi khoảng 30s để wifi chuyển sang kênh truyền mới. Trong trường hợp bạn gặp khó khăn với việc xác định kênh truyền, hãy thử đặt wifi phát ở các kênh như 1, 6, 11, bởi các kênh này được xem là các kênh truyền có tín hiệu tốt nhất.
Cách 2: Nâng cấp modem/router 2 băng tần
Nếu bạn chỉ đang sử dụng modem wifi nhà mạng trang bị, hãy liên hệ với nhân viên kỹ thuật để thay đổi sang loại 2 băng tần. Với khách hàng đang sử dụng cáp quang Viettel liên hệ tới số hotline 18008119 để được tư vấn. Trong trường hợp nhà mạng đang sử dụng chưa có hỗ trợ việc chuyển đổi này, bạn có thể tự mua một router wifi 2 băng tần rồi cấu hình quay số PPPoE.
Thực hiện quay PPPoE trên router
Lưu ý:
Khi thực hiện quay PPPoE trên router mới, bạn cần chuyển đổi modem nhà mạng sang chế độ Bridge Mode. Để thực hiện được chuyển đổi này, bạn cần phải có đầy đủ các thông tin về tài khoản PPPoE của mình: tên và mật khẩu tài khoản, Vlan ID internet, Vlan ID iptv (nếu nhà bạn sử dụng gói combo internet + truyền hình số). Khi nâng cấp lên router mới, bạn nên chọn loại chuẩn ac và 2 băng tần nhằm hạn chế tình trạng trùng kênh sóng, đảm bảo tốc độ cao khi đăng ký gói cước trên 100Mbps. Ngoài ra, bạn có thể cân nhắc sử dụng wifi chuẩn ax để trải nghiệm công nghệ wifi mới nhất.
Trên đây là hướng dẫn cách kiểm tra độ phủ sóng wifi, hy vọng rằng các thông tin mà Viettel cung cấp sẽ có thể giúp đỡ bạn giải quyết các vấn đề về mạng khi cần thiết. Hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline 18008168 để được tư vấn kịp thời nếu có bất kỳ thắc mắc nào.