Tốc độ mạng 5G nhanh đến mức độ nào?
Thứ hai, 03/03/2025Mạng 5G là thế hệ mạng di động thứ 5 mang đến tốc độ kết nối vượt trội so với các thế hệ mạng trước đây. Vậy trong thực tế, tốc độ của mạng 5G có thể nhanh gấp bao nhiêu lần so với mạng 4G? Bài viết này sẽ giúp bạn đưa ra câu trả lời, đồng thời so sánh ưu điểm của mạng 5G với mạng 4G dựa trên các yếu tố khác nhau.
Tốc độ của mạng 5G nhanh đến mức nào?
Mạng 5G được thiết kế để mang lại tốc độ vượt trội so với các thế hệ mạng trước đó. Trong điều kiện lý tưởng, tốc độ tải xuống của 5G có thể đạt tới 20 Gbps (gigabit mỗi giây), theo tiêu chuẩn của Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU). Tuy nhiên, trong thực tế, tốc độ này phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng, thiết bị sử dụng và mức độ phủ sóng.
Thông thường, người dùng có thể trải nghiệm tốc độ tải xuống từ 100 Mbps đến 1 Gbps, thậm chí cao hơn ở các khu vực có công nghệ 5G tiên tiến như băng tần mmWave (sóng milimet). Điều này giúp truyền tải video chất lượng 4K, hoặc sử dụng tốt các công nghệ mới như thực tế ảo (VR), thực tế tăng cường (AR) và các ứng dụng đòi hỏi băng thông cao, không độ trễ như game, livestream,...
Tốc độ tải xuống của 5G có thể đạt tới 20 Gbps (gigabit mỗi giây) (Nguồn: Internet)
Tốc độ của mạng 5G nhanh hơn 4G bao nhiêu lần?
Tốc độ của mạng 5G nhanh hơn gấp 10 lần so với mạng 4G, độ trễ gần như bằng 0. Trong khi mạng 4G LTE cao cấp nhất đạt tốc độ tải xuống tối đa khoảng 1 Gbps (thường chỉ 20-100 Mbps trong thực tế), thì 5G có thể cung cấp tốc độ trung bình nhanh hơn từ 10 đến 20 lần so với 4G trong điều kiện thông thường. Ở các khu vực sử dụng băng tần cao (mmWave), tốc độ tải xuống của 5G thậm chí có thể vượt trội hơn 4G tới 100 lần. Tuy nhiên, con số này thay đổi tùy thuộc vào nhà mạng, vị trí địa lý và mật độ người dùng. Ngoài tốc độ, 5G còn giảm độ trễ (latency) xuống dưới 1 mili giây so với khoảng 20-30 mili giây của 4G, mang lại trải nghiệm mượt mà hơn cho các ứng dụng đòi hỏi độ trễ thấp.
Tại Việt Nam, Viettel là đơn vị tiên phong cung cấp mạng 5G tại 63 tỉnh thành trên toàn quốc với tốc độ từ 700 Mbps – 1Gbps, nhanh gấp 10 lần so với 4G và độ trễ bằng 0. Mạng 5G của Viettelmang đến nhiều dịch vụ như data tốc độ cao, cuộc gọi thông minh, gói cước linh hoạt, Internet không dây 5G, mạng di động dùng riêng và hỗ trợ phát triển ứng dụng 5G. Việc triển khai này không chỉ nâng cao trải nghiệm người dùng mà còn mở ra cơ hội công nghệ cho doanh nghiệp và cộng đồng.
So sánh ưu điểm của mạng 5G so với 4G
Những ưu điểm của mạng 5G mang đến nhiều cải tiến vượt trội so với mạng 4G về tốc độ, độ trễ, độ phủ sóng, khả năng truyền tín hiệu, số lượng thiết bị kết nối, tần số, mức độ sử dụng năng lượng.
Tốc độ mạng
Như đã đề cập ở trên, tốc độ mạng 5G có thể nhanh hơn mạng 4G từ 10 đến 20 lần. Trong điều kiện lý tưởng, tốc độ tải xuống của 5G có thể đạt tới 10 Gbps. Trong khi đó, tốc độ của mạng 4G chỉ đạt 1 Gbps. Như vậy, giả sử bạn có thể tải một bộ phim HD dài 2 tiếng chỉ trong vài giây với mạng 5G và có thể mất vài phút với mạng 4G.
Độ trễ khi kết nối
Độ trễ của mạng 5G cũng thấp hơn nhiều so với mạng 4G, gần như bằng 0. Độ trễ là thời gian cần thiết để dữ liệu di chuyển từ thiết bị đến máy chủ và ngược lại. Độ trễ thấp rất quan trọng đối với các ứng dụng yêu cầu phản hồi thời gian thực, chẳng hạn như chơi game trực tuyến và thực tế ảo. Độ trễ của mạng 5G có thể thấp tới 1ms, thấp hơn nhiều lần so với độ trễ của mạng 4G với 75ms.
Độ phủ sóng
Độ phủ sóng của mạng 5G rộng hơn 4G. Mạng 4G sử dụng các trạm phát sóng đặt trên mặt đất với khoảng 12 ăng-ten. Do đó, độ phủ sóng hạn hẹp hơn. Các cột ăng-ten lớn và được đặt cách nhau khá xa. Điều này khiến tín hiệu dễ bị suy yếu do các vật cản như tòa nhà cao tầng.
Trong khi đó, mạng 5G tận dụng các trạm phát sóng HAPS. Trạm này hoạt động như một vệ tinh nhân tạo ở độ cao 17-22 km so với mặt đất. Nhờ vậy, tín hiệu truyền đi theo đường thẳng, ít bị ảnh hưởng bởi vật cản, từ đó mở rộng phạm vi phủ sóng. Thậm chí, người dùng ở trên biển cũng có thể truy cập được mạng 5G.
Ngoài ra, công nghệ MIMO (nhiều đầu vào, nhiều đầu ra) cho phép các trạm 5G hỗ trợ tới 100 ăng-ten, giúp tăng cường khả năng phủ sóng và tốc độ truyền tải dữ liệu. Các trạm 5G nhỏ gọn, có thể được lắp đặt linh hoạt trên các cột đèn giao thông hoặc nóc các tòa nhà cao tầng. Nhờ vậy, mạng 5G có độ phủ sóng rộng hơn nhiều so với 4G.
Khả năng truyền tín hiệu
Mạng 4G sử dụng phương thức truyền tín hiệu phân tán. Theo đó, tín hiệu được phát ra xung quanh, không tập trung vào thiết bị kết nối. Điều này dẫn đến tình trạng lãng phí tài nguyên mạng và gây nhiễu sóng.
Mạng 5G áp dụng công nghệ định hướng chùm sóng, cho phép tín hiệu được truyền đi một cách tập trung và chính xác đến thiết bị của người dùng. Phần mềm trong ăng-ten sẽ xác định tuyến đường tối ưu nhất và truyền tín hiệu trực tiếp đến thiết bị. Điều này giúp giảm thiểu nhiễu sóng và tiết kiệm tài nguyên mạng.
Số lượng thiết bị kết nối
Mạng 4G khó có thể đáp ứng được nhu cầu kết nối nhiều thiết bị cùng một lúc. Khi có quá nhiều thiết bị cùng truy cập vào mạng 4G trong một khu vực, hiện tượng tắc nghẽn thường xảy ra. Từ đó, tốc độ truyền dữ liệu chậm, độ trễ cao và thời gian tải xuống kéo dài. Cơ sở hạ tầng của mạng 4G không thể đáp ứng được nhu cầu kết nối ngày càng tăng của người dùng.
Mạng 5G giải quyết triệt để vấn đề này với khả năng siêu kết nối. Với 5G, người dùng có thể kết nối đồng thời nhiều thiết bị mà không gặp phải tình trạng tắc nghẽn.
Mạng 5G không chỉ hỗ trợ kết nối cho điện thoại thông minh mà còn cho phép kết nối máy móc công nghiệp, thiết bị gia dụng thông minh, hệ thống giao thông (xe tự lái), cơ sở hạ tầng (nhà máy, tòa nhà thông minh),… Mặc dù kết nối nhiều thiết bị, tốc độ truyền dữ liệu của mạng 5G vẫn được duy trì ở mức cao cùng với độ trễ thấp.
Tần số
Mạng 4G hoạt động ở tần số dưới 6 GHz. Tần số này dẫn đến băng thông và dung lượng truyền tải dữ liệu hạn chế.
Mạng 5G sử dụng tần số trên 25 GHz. Do đó, 5G cung cấp băng thông rộng, dung lượng lớn và khả năng định hướng cao. Nhờ đó, các thiết bị có thể kết nối đồng thời trong một khu vực mà tốc độ vẫn mượt mà.
Mức độ sử dụng năng lượng
Mạng 4G tiêu thụ nhiều năng lượng hơn. Do đó, chi phí vận hành cũng cao hơn. Ngược lại, mạng 5G tiêu thụ ít năng lượng hơn, có thể giảm tới 90% so với 4G, giúp tiết kiệm chi phí.
So sánh tốc độ mạng 5G và 4G trên ứng dụng Speedtest
Người dùng có thể sử dụng ứng dụng Speedtest để kiểm tra và so sánh tốc độ mạng 5G với 4G một cách dễ dàng. Speedtest là một trong những công cụ đo tốc độ mạng đơn giản nhưng vô cùng hữu ích hiện nay. Thông qua ứng dụng này, người dùng có thể kiểm tra xem tốc độ mạng đang sử dụng có đúng với gói cước cam kết của nhà cung cấp hay không. Ngoài ra, Speedtest còn hỗ trợ đánh giá chất lượng kết nối 4G và 5G trên điện thoại, đồng thời đo độ trễ mạng (Ping) để giúp người dùng có cái nhìn tổng quan hơn về hiệu suất đường truyền.
Dưới đây là một kết quả so sánh thực tế về tốc độ của mạng 5G và 4G trên ứng dụng Speedtest.
Kết quả so sánh thực tế về tốc độ mạng 5G và 4G (Nguồn: Internet)
Qua kết quả này, có thể thấy mạng 5G có tốc độ tải xuống và tải lên nhanh hơn đáng kể so với mạng 4G, đồng thời độ trễ cũng thấp hơn. Nhờ đó, người dùng có thể trải nghiệm các hoạt động trực tuyến mượt mà hơn, đặc biệt là khi chơi game, livestream hoặc tham gia các cuộc họp video yêu cầu kết nối ổn định.
Nhà mạng nào hỗ trợ mạng 5G tại Việt Nam?
Viettel là đơn vị tiên phong triển khai mạng 5G chính thức tại Việt Nam. Chỉ sau 6 tháng nhận giấy phép sử dụng tần số 2.600 MHz, Viettel đã đưa vào hoạt động hơn 6.500 trạm BTS, phủ sóng toàn bộ trung tâm 63 tỉnh, thành phố cùng các khu công nghiệp, khu du lịch, cảng biển, sân bay, bệnh viện và trường đại học.
Vào năm 2019, Viettel triển khai thành công mạng 5G NSA (Non-Stand Alone). Đây là công nghệ mạng 5G kết hợp với hạ tầng 4G sẵn có, giúp các nhà mạng nhanh chóng cung cấp dịch vụ 5G mà không cần xây dựng lại toàn bộ hệ thống. Tuy nhiên, vì vẫn phụ thuộc vào lõi mạng 4G, 5G NSA chưa thể khai thác tối đa những lợi ích của 5G như độ trễ cực thấp và kết nối siêu tốc. Đến ngày 19/08/2024, Viettel đã nghiên cứu và triển khai thành công mạng 5G SA đầu tiên tại Việt Nam.
Mạng 5G SA (Standalone) là mạng 5G hoàn toàn độc lập, không cần đến hạ tầng 4G. Điều này giúp 5G SA đạt độ trễ cực thấp, chỉ khoảng 1ms – thấp hơn đáng kể so với 5G NSA và nhanh hơn 20 lần so với 4G. Nhờ vậy, công nghệ này có thể đáp ứng tốt các dịch vụ đòi hỏi phản hồi tức thì như xe tự lái, phẫu thuật từ xa, điều khiển máy móc trong nhà máy thông minh hay lớp học thực tế ảo.
Bên cạnh việc phát triển hạ tầng 5G, Viettel cũng giới thiệu 11 gói cước trả trước và 8 gói cước trả sau dành cho khách hàng cá nhân. Đặc biệt, người dùng 5G Viettel sẽ có không gian số riêng với ưu đãi miễn phí lưu trữ Cloud và truy cập TV360 4K. Khách hàng có điện thoại hỗ trợ 5G có thể sử dụng ngay mà không cần đổi SIM.
>>> Tìm hiểu chi tiết về các gói cước 5G Viettel với nhiều ưu đãi hấp dẫn.
Để đăng ký các gói 5G Viettel, khách hàng có thể nhắn tin theo cú pháp <TÊN GÓI CƯỚC> gửi 191, vào *098#, ứng dụng My Viettel hoặc truy cập một kênh mới nhất là Hub Viettel. Tại kênh này, khách hàng dễ dàng lựa chọn và tự thiết kế các gói cước phù hợp, tra cứu cước phí và kèm theo nhiều ưu đãi đặc biệt. Khách hàng cũng có thể liên hệ tổng đài 198 để biết thêm thông tin chi tiết về các gói cước 5G.
Viettel là đơn vị tiên phong triển khai mạng 5G chính thức tại Việt Nam (Nguồn: Internet)
Qua bài viết trên có thể thấytốc độ của mạng 5G vô cùng vượt trội, mang đến trải nghiệm người dùng hoàn toàn mới. Trong tương lai, mạng 5G hứa hẹn sẽ trở thành nền tảng quan trọng cho sự phát triển của Internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI) và nhiều công nghệ tiên tiến khác.
Bấm quan tâm/follow kênh chăm sóc khách hàng chính thức của Viettel Telecom trên Zalo để tra cứu dịch vụ và hỗ trợ nhanh 24/7. https://zalo.me/viettel198.