Hệ thống Mesh Wifi là gì? 08 ƯU ĐIỂM bạn nhất định PHẢI BIẾT

Thứ sáu, 03/12/2021

Hệ thống Mesh Wifi là một hệ thống mạng wifi với nhiều điểm truy cập có chung SSID và mật khẩu, được lắp đặt ở các vị trí khác nhau. Khi di chuyển giữa các vùng thì kết nối gần như không bị mất, giống như bạn đang kết nối vào một thiết bị phát sóng. Nếu bạn thấy hệ thống mạng này thú vị, mời bạn khám phá chi tiết 8 thông tin cần biết dưới đây, để có góc nhìn tường tận nhất về Wifi Mesh.

1. Công nghệ Mesh Wifi là gì?

Mesh Wifi (hay Wifi Mesh) là công nghệ mạng không dây đột phá. Hiểu nôm na là các thiết bị wifi của nhiều hãng (có thể là bộ định tuyến hoặc bộ phát sóng access point) cho phép kết nối không dây, truyền tải băng thông trực tiếp với nhau (đa phần trên băng tần 5GHz) mà không cần kết nối dây. Khi một trong các điểm truy cập gặp phải sự cố thì các điểm khác tự động bổ sung lưu lượng. Các thiết bị trong hệ thống đảm nhiệm thay cho vị trí của điểm truy cập bị lỗi đó, cho đến khi điểm nó được khắc phục hoàn toàn.

 

Công nghệ Wifi Mesh được trang bị trên các thiết bị Wifi

Công nghệ Wifi Mesh được trang bị trên các thiết bị Wifi

2. Hệ thống Mesh Wifi là gì?

Mạng Mesh cơ bản là một hệ thống wifi diện rộng, nên còn được gọi là hệ thống Mesh Wifi. Khi bạn sở hữu một hệ thống Wireless Mesh Network (WMN) hoặc một Mesh, bạn đang có một loạt các thiết bị phát sóng WiFi hoạt động chung với nhau để tạo thành một mạng Wifi có vùng phủ sóng rất lớn. Hệ thống mạng không dây này có chung SSID và mật khẩu, khác với bộ định tuyến truyền thống. Hiểu một cách đơn giản hơn thì: Wifi Mesh là một hệ thống Wifi đồng nhất, trong đó các thiết bị Wifi được kết nối với nhau dưới dạng mạng lưới.

Khi lắp đặt hệ thống Mesh Wifi, bạn không chỉ kết nối được mạng wifi trong toàn bộ căn nhà, mà bạn vẫn có thế sử dụng mạng bình thường khi đứng ngoài sân hoặc ra khỏi khuôn viên sân nhà.

Mạng Mesh đã có từ rất lâu nhưng tới năm 2016 - sau khi ra mắt Eero Wifi System - thì hệ thống mạng wifi này mới bắt đầu phát triển mạnh mẽ. Tính đến thời điểm hiện tại (2021) thì hầu như nhà sản xuất thiết bị mạng nào cũng đã giới thiệu hệ thống Wifi Mesh của mình. Mỗi nhà sản xuất sẽ gọi thiết bị phát sóng với tên khác nhau. Ví dụ như: cục Mesh, Base Station, Access Point, Hub, Node, Router chính và vệ tinh… Để giúp bạn đọc dễ theo dõi, mỗi thiết bị Wifi Mesh trong bài chúng tôi sẽ gọi tên chung là Hub. Thông thường, một hệ thống Mesh thường bao gồm 2 hoặc 3 Hub và các Hub đều giống nhau. Một trong số các Hub sẽ được làm Hub chính, kết nối với nguồn Internet. Các Hub còn lại là Hub phụ và được đặt ở các vị trí khác nhau trong ngôi nhà.

 

Hệ thống mạng lưới gồm các thiết bị Wifi Mesh kết nối với nhau

Hệ thống mạng lưới gồm các thiết bị Wifi Mesh kết nối với nhau

3. Ưu điểm của tạo hệ thống Mesh Wifi

Hệ thống Wifi Mesh sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội so với hệ thống wifi truyền thống ở vùng phủ sóng rộng, tốc độ đường truyền nhanh và ổn định, kết nối đồng nhất, thiết kế mạng không cần đi dây... cụ thể như sau:

  • Tính bảo mật cao

Wifi Mesh là công nghệ mới có tính bảo mật cao. Việc kết nối mạng được tăng cường bảo mật sẽ giúp người sử dụng không bị mất mát hay bị ăn cắp thông tin khi sử dụng Internet.

  • Tốc độ đường truyền nhanh và ổn định

Dễ dàng nhận thấy điểm chung của hầu hết các bộ sản phẩm Wifi Mesh trên thị trường hiện nay đều được trang bị băng tần kép (Dual-Band), hỗ trợ chuẩn Wifi AC (Wifi 5) trở lên. Do đó đảm bảo tốc độ đường truyền nhanh và ổn định hơn hẳn các thiết bị phát wifi chuẩn cũ.

 

Hệ thống Mesh Wifi (2 hoặc 3 Hub) cho vùng phủ sóng rộng gấp từ 2 đến 3 lần

Hệ thống Mesh Wifi (2 hoặc 3 Hub) cho vùng phủ sóng rộng gấp từ 2 đến 3 lần

  • Phạm vi mở rộng sóng wifi cực kỳ rộng

Một Access Point (AP) chỉ có một vùng phủ sóng nhất định. Nhất là với AP sở hữu cấu hình cơ bản sẽ không thể phủ sóng hết một phạm vi rộng lớn, ví dụ như nhà nhiều tầng, văn phòng, trường học, khách sạn... Trong khi đó, một bộ thiết bị Wifi Mesh phổ biến thường có từ 2 hoặc 3 Hub kết nối với nhau thành một vùng phủ sóng rộng gấp từ 2 đến 3 lần so với vùng phủ sóng của một access point thông thường.

Các nhà sản xuất bán các gói thiết bị Wifi Mesh rất linh hoạt, ví dụ như Home Wifi của Viettel có bộ 2 thiết bị cho vùng phủ sóng lên đến 200m2 và bộ 3 thiết bị cho vùng phủ sóng lên đến 300m2. Càng đặt nhiều điểm phát sóng, mạng lưới wifi càng rộng, có thể lên đến hàng kilomet. Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng thực tế mà bạn có thể thêm hoặc bớt các Hub cần dùng.

  • Kết nối đồng nhất, không bị ngắt quãng trong quá trình sử dụng

Một hệ thống Mesh Wifi hoạt động như một mạng wifi đồng nhất, do đó thiết bị của bạn sẽ tự động chuyển đổi kết nối rất nhanh giữa các đơn vị phát sóng trong mạng lưới. Như vậy, nếu bạn di chuyển trong khắp vùng phủ sóng thì kết nối gần như không bị mất. Giống như thể bạn chỉ đang kết nối vào đúng một thiết bị phát sóng wifi vậy.

  • Không cần đi dây mạng qua từng Hub (điểm truy cập)

Hệ thống mạng Mesh chỉ cần đi dây cho nguyên Hub chính. Các Hub phụ sẽ được kết nối không dây với nhau thông qua sóng wifi (thường là sóng của băng tần 5GHz). Điều này sẽ giúp tiết kiệm chi phí thi công lắp đặt, tăng thẩm mỹ khi sử dụng. Hệ thống Wifi Mesh quả thật là giải pháp đặc biệt phù hợp với những vị trí không thể đi dây LAN.

  •  Khả năng chịu tải tốt

Số lượng thiết bị kết nối vào hệ thống Wifi Mesh có thể đạt ngưỡng 50 người dùng hoặc hàng trăm người dùng cùng một lúc. Tất cả phụ thuộc vào RAM được trang bị. RAM càng lớn, khả năng chịu tải càng lớn.

  •  Thiết lập mạng dễ dàng

Điểm tiện lợi của tạo hệ thống Mesh Wifi hơn hẳn hệ thống Wifi truyền thống chính là cách thiết lập dễ dàng và đơn giản. Nếu như khi cài đặt hệ thống wifi truyền thống, bạn cần thiết lập cho từng thiết bị kết nối với router, sau đó mới tiến hành cài đặt một tên mạng riêng (SSID) cho từng thiết bị. Ngoài ra, nếu bạn có thay đổi thiết lập gì trên router, bạn cũng sẽ phải chỉnh sửa lại thiết bị mở rộng lần nữa. Trong khi đó, khi sở hữu hệ thống Wifi Mesh, bạn chỉ cần thiết lập Hub chính, sau đó việc kết nối các Hub còn lại rất đơn giản. Các cục Hub phụ sẽ được kết nối với Hub chính qua sóng wifi, đặc biệt, bạn không cần chỉnh và cài đặt cho từng Hub.

  •  Quản lý thông minh

Thay vì phải truy cập vào từng trang quản trị phức tạp của router, thì khi sở hữu hệ thống mạng Mesh bạn hoàn toàn có thể quản lý các Hub thông qua ứng dụng đơn giản trên điện thoại. Do đó, mọi việc thay đổi các thiết lập và khái quát hệ thống mạng wifi gia đình trở nên đơn giản rất nhiều.

4. Nhược điểm của hệ thống Mesh Wifi

Bên cạnh các ưu điểm vượt trội thì tạo hệ thống Mesh Wifi cũng tồn tại một số nhược điểm nhất định. Tuy nhiên nếu biết cách bạn vẫn hoàn toàn có thể khắc phục và sử dụng mạng mesh tiện lợi.

4.1. Vùng phủ sóng rộng nhưng tốc độ kết nối Internet bị suy giảm

Các chuyên gia công nghệ mạng sau khi test thực tế đưa ra kết luận: Qua mỗi kết nối Hub, băng thông sẽ bị suy giảm ít nhất 20-30% so với Hub chính. Điều này là dễ hiểu, bởi bản chất sóng wifi là không ổn định và rất khó kiểm soát. Nên các kết nối không dây sẽ đảm bảo kết nối ổn định hơn hẳn so với kết nối không dây.

 

Suy giảm băng thông qua các Hub phụ khi được kết nối với Hub chính qua sóng wifi

Suy giảm băng thông qua các Hub phụ khi được kết nối với Hub chính qua sóng wifi

Để đảm bảo trải nghiệm giữa các Mesh được tốt nhất thì bạn nên thiết kế hệ thống Mesh theo 3 nguyên tắc như sau:

STT Nguyên tắc
1 Khoảng cách lắp đặt giữa các Hub đảm bảo vùng sóng thiết bị chồng lấn với nhau ít nhất 50%. Hay khoảng cách giữa 2 Hub có RSSI > -70dBm. Theo kinh nghiệm lắp đặt Home Wifi của các kỹ thuật viên Viettel, nếu các thiết bị đặt trong môi trường không có vật cản thì khoảng cách giữa hai Hub là từ 15-25m. Còn nếu có vật cản và tường thì khoảng cách tối đa chỉ nên từ 9-12m.
2 Khi hệ thống mesh nhiều hơn 3 Hub, bạn ưu tiên lắp đặt mô hình sao: Hub chính được đặt ở trung tâm, còn các Hub khác được đặt ở vị trí sao cho chúng đều kết nối với hub chính. Với mô hình này, tín hiệu chỉ cần qua một Hub chuyển để tới được với hub chính và ra Internet.
3 Nếu có đông người sử dụng hoặc vị trí đặt Hub phụ quá xa Hub chính, bạn nên ưu tiên kéo mạng dây đến Hub đó để đảm bảo tốc độ ổn định.

4.2. Tín hiệu mạng Mesh bị ảnh hưởng khi gặp thời tiết xấu

Mesh kết nối vô tuyến nên khi hệ thống gặp thời tiết xấu (mưa gió, độ ẩm cao, bão,...) sẽ ảnh hưởng tới kết nối. Do đó, nếu bạn lắp đặt hệ thống Mesh ngoài trời, bạn nên ưu tiên kéo dây mạng đến từng Hub hoặc cân nhắc sử dụng các giải pháp lắp đặt wifi chuyên dụng phù hợp.

5. Cách thức hoạt động của hệ thống Mesh Wifi

Một hệ thống mạng truyền thống sẽ có kết nối các điểm như sau: Internet kết nối Modem/Router, Router kết nối với Switch. Tiếp theo, Switch sẽ kết nối đến các thiết bị như Access point, PC, Camera… Trong đó các thiết bị như PC, camera, laptop không kết nối với bất cứ thiết bị nào khác được gọi là thiết bị đầu cuối.

Cách thức hoạt động của hệ thống Wifi Mesh đó là Hub chính được kết nối trực tiếp với nguồn Internet (như modem quang hoặc router hoặc switch) thông qua cổng WAN. Hub phụ sẽ được kết nối không dây về Hub chính và các Hub phụ khác thông qua sóng wifi. Các Hub phụ được đặt ở các vị trí khác nhau trong ngôi nhà. Nếu trong hệ thống có nhiều Hub, thì một Hub có thể có nhiều uplink với 2 đến 3 Hub lân cận. Càng nhiều điểm phát sóng, kết nối càng rộng.

 

Sơ đồ minh họa cách thực hoạt động giữa các thiết bị Wifi Mesh

Sơ đồ minh họa cách thực hoạt động giữa các thiết bị Wifi Mesh

6. Ứng dụng chính của mạng Mesh Wifi

Wifi Mesh được đánh giá là hệ thống Wifi hàng đầu cho các diện tích sàn từ 200-500m2, nhiều phòng, nhiều vật cản. Hệ thống mạng đảm bảo vùng phủ sóng rộng khắp, tốc độ mạng mạnh và ổn định. Đặc biệt, nhờ việc lắp đặt hệ thống không cần đi dây, mạng wifi mesh nâng cao tính thẩm mỹ không gian sống trong các căn hộ. . Hệ thống Wifi Mesh cũng là sự lựa chọn đáng cân nhắc phủ rộng sóng wifi cho nhà nhiều tầng, sàn dày và nhiều vật cản. Hệ thống wifi mesh đảm bảo mạng phủ đều và kết nối liền mạch khắp các tầng trong nhà. Ngoài ra hệ thống wifi mesh chuyên dụng còn được nhiều tòa nhà nhiều tầng, trung tâm thương mại, trung tâm mua sắm, sân bay hay khách sạn ưu tiên lựa chọn.

7. Tiêu chí lựa tạo hệ thống wifi mesh phù hợp với nhu cầu

Nhìn chung các thiết bị Wifi Mesh trên thị trường hiện nay đều sở hữu các đặc điểm chung như trang bị chuẩn Wifi 5, có tốc độ tối đa từ 150Mbps, băng tần kép. Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng mạng và tổng thiết bị truy cập mà bạn có thể cân nhắc lựa chọn các bộ thiết bị có đầy đủ các tiêu chuẩn chung hoặc được trang bị thêm nhiều tính năng nổi bật khác. Cụ thể như sau:

7.1. Căn cứ vào tốc độ wifi

Tốc độ là yếu tố quan trọng nhất để cân nhắc chọn mua bộ thiết bị Wifi Mesh. Nếu như kết nối wifi của bạn ở mức trung bình từ 50Mbps - 100Mbps, tương đương với những gói cáp quang cá nhân phổ biến ở Việt Nam thì hầu hết các hệ thống Wifi Mesh trên thị trường hiện nay đều có thể đáp ứng được. Đó là bởi băng thông của các hệ thống này, dù có bị suy giảm thì vẫn vượt trội tốc độ Internet của bạn. Nếu như bạn đăng ký gói cước Internet tốc độ cao từ 150Mbps – 300Mbps trở lên. Bạn nên trang bị hệ thống có băng thông cao, tối thiểu từ 867Mbps. Bạn nên ưu tiên kéo mạng dây tới một số Hub phụ để đảm bảo băng thông không bị suy giảm. Nếu không thể kéo dây tới Hub phụ, bạn nên trang bị hệ thống Mesh Wifi có băng tần thứ 3 (tri-band) để kết nối các Hub.

7.2. Căn cứ vào tính năng

Thông thường các bộ thiết bị Wifi Mesh đều được trang bị các tính năng cơ bản đảm bảo bạn có thể trải nghiệm mạng wifi mượt mà trên vùng phủ sóng rộng. Tuy nhiên, nếu có nhu cầu cao hơn chỉ là kết nối mạng thì bạn cần xét tới các tính năng khác của hệ thống, ví dụ như: bổ sung Ethernet, công nghệ MU-MIMO, Beamforming, IPTV, WDS, QoS... Ngoài ra, bạn có thể cân nhắc lựa chọn các hệ thống wifi mesh có các tính năng cao cấp khác như: cân bằng tải, lọc MAC, Wifi Marketing...

Do đó, trước khi quyết định mua bộ thiết bị Wifi Mesh nào thì bạn cần xác định được rõ nhu cầu sử dụng mạng. Dựa trên nhu cầu và kinh tế, bạn có thể cân nhắc lựa chọn thiết bị được trang bị tính năng phù hợp với chi phí tối ưu nhất.

 

Bảng thống kê các tính năng chung của một số thiết bị Wifi Mesh

Bảng thống kê các tính năng chung của một số thiết bị Wifi Mesh trên thị trường hiện nay

7.3. Căn cứ vào giá thành (3 Hub)

Tùy vào tốc độ wifi, loại băng tần, công phát sóng và các tính năng được trang bị trên mỗi thiết bị Wifi Mesh sẽ có giá thành khác nhau. Bạn có thể cân nhắc lựa chọn bộ thiết bị Wifi Mesh (3 Hub) theo 3 mức giá chính hiện nay trên thị trường là giá rẻ, trung cấp và cao cấp. Với mỗi mức giá sẽ đi kèm với các tính năng đặc biệt của từng bộ thiết bị như sau:

Phân khúc giá Tính năng
Phân khúc giá rẻ (dưới 2 triệu) Bộ thiết bị này đảm bảo đường truyền ổn định, thu phát sóng hiệu quả. Tuy nhiên bạn sẽ gặp nhiều hạn chế trong việc mở rộng thêm nhiều Hub phụ. Nhìn chung, các bộ thiết bị trong tầm giá này phù hợp với nhu cầu sử dụng mạng gia đình diện tích từ 100-200m2 với khả năng chịu tải từ 30-50 user.
Phân khúc trung cấp (2 triệu - 6 triệu) Điểm nổi bật của các bộ thiết bị trong phân khúc này là cung cấp sóng wifi tốc độ cao và ổn định cho vùng phủ sóng từ 200-500m2. Khả năng chịu tải của hệ thống từ 60-100 user. Đồng thời hệ thống còn được trang bị nhiều tính năng mở rộng khác như: chặn phần mềm độc hại, chặn truy cập trái phép...
Phân khúc cao cấp (trên 7 triệu) Thường là các bộ thiết bị được trang bị 3 băng tần, tốc độ wifi cực mạnh, RAM lớn, công suất phát cao. Hệ thống này cho phạm vi phủ sóng rất rộng trên 500m2, khả năng chịu tải lớn trên 100 user, cùng nhiều tính năng cao cấp khác. Bộ thiết bị trong tầm giá cao cấp phù hợp dùng trong doanh nghiệp, khách sạn... có nhu cầu sử dụng mạng mạnh, vùng phủ sóng lớn và tích hợp nhiều tính năng chuyên dụng khác.

8. Home Wifi - Tạo hệ thống Mesh Wifi giá rẻ của Viettel

Nếu bạn đang tìm kiếm hệ thống Wifi Mesh mạnh mẽ với giá thành phải chăng thì hãy tham khảo ngay bộ thiết bị Home Wifi của Viettel. Bộ sản phẩm Home Wifi có mã H196A được sản xuất bởi hãng ZTE và được phân phối độc quyền bởi Viettel. Home Wifi H196A hỗ trợ Wi-Fi AC1200 với băng tần kép. Trong đó, băng tần 2.4GHz cho tốc độ tối đa lên đến 300Mbps và à băng tần 5GHz cho tốc độ tối đa lên đến 867Mbps.

 

Thiết bị Home Wifi Viettel.

Thiết bị Home Wifi Viettel.

Hiện tại Viettel cung cấp hai bộ Home Wifi cho khách hàng lựa chọn, bao gồm:

Bộ thiết bị Tính năng Giá niêm yết Giá khuyến mại
Bộ 2 thiết bị Bộ thiết bị có khả năng chịu tải từ 60-80 user. Phù hợp với căn hộ có diện tích dưới 200m2 hoặc nhà 2 tầng. 1.800.000 VNĐ 1.400.000 VNĐ
Bộ 3 thiết bị Bộ thiết bị có khả năng chịu tải từ 100 - 120 user. Thích hợp cho căn hộ dưới 300m2 hoặc nhà 3 tầng, biệt thự, quán cafe, văn phòng. 2.800.000 VNĐ 2.100.000 VNĐ

Home Wifi Viettel đã và đang là sự lựa chọn hoàn hảo cho các khách hàng đang gặp phải các vấn đề khi sử dụng mạng truyền thống như:

  • Khách hàng sở hữu căn hộ có diện tích rộng lớn, thường gặp các vấn đề về sóng yếu, sóng chập chờn tại các vị trí xa bộ phát. Để đảm bảo có vùng phủ sóng rộng thì khách hàng cần phải lắp thêm các bộ phát wifi phụ.
  • Khách hàng là chủ nhà riêng/ biệt thự có nhiều tầng, diện tích rộng, nhà nhiều vật cản... xuất hiện tình trạng wifi chập chờn khi di chuyển từ tầng này qua tầng khác, có vùng lõm mạng trong nhà.
  • Khách hàng kinh doanh nhà hàng, quán cafe, văn phòng, thường có số lượng người dùng truy cập trong một thời điểm lớn, trong khi nhiều góc trong quán lại không có sóng wifi phủ đến.

Trên đây là 8 điều cần biết khi tìm hiểu về hệ thống Mesh Wifi giúp bạn lựa chọn được hệ thống mạng Wifi Mesh đúng nhu cầu và phù hợp với khả năng chi trả của mình. Ngoài ra, nếu muốn tìm hiểu kỹ thông tin về bộ sản phẩm Home Wifi và gói cước SuperNet, mời bạn gọi điện đến tổng đài 18008168 để được tư vấn miễn phí.

Chia sẻ qua:

Vui lòng đăng nhập để sử dụng dịch vụ...