- Trang chủ
- Tin Dịch vụ
- Tin tức sự kiện
Công nghệ MIMO trong Wifi là gì? Nên chọn su-mimo hay mu-mimo?
Thứ hai, 13/09/2021Công nghệ MIMO trong wifi sử dụng nhiều anten để thu nạp và tiếp nhận thông tin của hệ thống mạng không dây. Hiện nay có 2 loại công nghệ MIMO là SU MIMO và MU MIMO. Bài viết dưới đây sẽ phân tích cụ thể công nghệ MIMO và giúp bạn đưa ra sự lựa chọn phù hợp với nhu cầu sử dụng.
1. Công nghệ wifi MIMO là gì - Lợi ích công nghệ MIMO
MIMO là viết tắt của cụm từ “Multiple in, Multiple out”, một công nghệ sử dụng nhiều anten để thu nạp và tiếp nhận thông tin của hệ thống mạng không dây. Qua đó, những thiết bị kết nối như máy tính bảng, điện thoại... dễ dàng khai thác tối đa tốc độ, sức mạnh của bộ định tuyến. Hiểu đơn giản hơn, MIMO sẽ phát tín hiệu kết nối tương ứng với số lượng anten dựa trên cơ chế giao tiếp qua lại.
MIMO đẩy lùi hoàn toàn sự cố mạng như chập chờn, nghẽn mạng nhờ bộ định tuyến hoạt động nhanh chóng và linh hoạt. Công nghệ MIMO có khả năng nâng cao hiệu suất tùy biến, mang lại tốc độ cao và luôn ổn định. MIMO chia dữ liệu ra thành nhiều gói và phân bổ đều đặn đến từng thiết bị sử dụng. Ngoài ra, dữ liệu sẽ được MIMO gửi liên tục cho toàn bộ thiết bị trong quá trình kết nối.
MIMO hiện đang là công nghệ được nhiều nhà mạng ưu tiên sử dụng hiện nay.
2. 2 loại công nghệ MIMO trong wifi
Hiện nay, SU-MIMO và MU-MIMO là hai loại công nghệ MIMO được trang bị trong nhiều thiết bị phát wifi. Mỗi loại đều sở hữu những ưu và nhược điểm riêng, cụ thể như sau:
2.1. SU-MIMO
SU-MIMO là viết tắt của cụm từ “Single User Multiple in, Multiple out”. SU-MIMO gia tăng tốc độ mạng bằng phương pháp cấp phép cho những thiết bị không dây nhận và chuyển dữ liệu đồng thời cùng lúc. Đến nay, SU-MIMO có thể đồng thời gửi và nhận dữ liệu từ một thiết bị mọi lúc mọi nơi một cách độc lập thay vì phải thực hiện cùng lúc như trước đây. Ưu điểm của loại công nghệ này là sự linh hoạt và mạnh mẽ về mặt tốc độ. Tuy nhiên, nhược điểm là SU-MIMO chỉ có thể nhận và gửi dữ liệu với một thiết bị vào một thời điểm.
2.2. MU-MIMO
MU-MIMO lại là viết tắt của cụm từ “Multiple-User - Multiple Input - Multiple Output”. MU-MIMO ra đời đã khắc phục hoàn toàn những nhược điểm của dòng SU-MIMO. MU-MIMO sở hữu khả năng bao quát và dễ dàng cấp phép cho bộ định tuyến giao tiếp với nhiều thiết bị cùng lúc, tối ưu đáng kể thời gian để chờ đợi tín hiệu cũng như tăng tốc mà không gây suy giảm băng thông. Tuy nhiên, điểm trừ của MU-MIMO là chỉ có thể trang bị trên những dòng modem định tuyến không dây chuẩn AC hoặc AC Wave 2.
Nhìn chung, nếu chỉ sử dụng một mình thì bạn nên chọn SU MIMO để tiết kiệm chi phí. Trong khi MU MIMO lại mang đến tốc độ cao trên nhiều thiết bị cùng lúc nên phù hợp với những hộ gia đình có nhiều thành viên, quán ăn nhỏ...
Điểm khác biệt dễ nhận thấy giữa MU MIMO và SU MIMO.
3. MIMO trong wifi hoạt động ra sao?
Thông thường, 2 anten trên mỗi bộ định tuyến sẽ đảm nhận chức năng riêng biệt, bao gồm khả năng giao tiếp và truyền nhận dữ liệu. Đối với những router được tích hợp công nghệ MIMO, cả 2 anten sẽ có nhiệm vụ bắt sóng, hỗ trợ hiệu quả trong việc ổn định và nâng cao tốc độ của đường truyền. Đây cũng là một trong những lý do tại sao rất nhiều bộ định tuyến hiện nay được trang bị 2 anten, thậm chí 3 anten.
Mô hình cấu trúc hoạt động của công nghệ MIMO.
4. Các con số về MIMO cần lưu ý
Thiết bị sử dụng công nghệ MIMO thường có những con số hiển thị dưới dạng thức là 2x2, 3x3 hay 3x2. Những thông tin sau ký hiệu x là số lượng anten nhận. Ví dụ, khi gặp bộ định tuyến có ký hiệu 3x2, nghĩa là nó có khả năng sử dụng 3 anten để truyền phát wifi trong cùng một thời điểm. Khi thiết bị kết nối của bạn hiển thị 2x2 đồng nghĩa với việc nó đang có khả năng nhận cả 2 sóng của anten này.
Mô tả hiện thị của MU MIMO trên thiết bị di động.
5. Công nghệ MIMO và Beamforming có gì khác nhau?
Mặc dù đều hiển thị trong thông tin router nhưng Beamforming và MIMO thực chất là 2 khái niệm hoàn toàn khác biệt. Nếu MIMO là một công cụ anten cố định thì Beamforming lại là một thiết bị anten thông minh có khả năng định hướng vị trí ngồi của bạn. Dựa vào khả năng phân tích dữ liệu linh hoạt, công cụ này có khả năng xoay chuyển vùng phủ sóng và hướng năng lượng về thiết bị đang sử dụng nhiều hơn, mở ra sự linh hoạt tuyệt đối.
Beamforming được phân tách thành 2 loại: explicit và implicit. Nếu như Explicit Beamforming mang đến sự khai thác tối ưu năng lượng với những thiết bị di động của 3 năm trở lại đây thì Implicit lại không sở hữu tính năng này.
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về công nghệ MIMO trong wifi là gì cùng cách thức vận hành, điểm khác biệt của từng dòng MIMO. Từ đó, giúp bạn dễ dàng lựa chọn bộ định tuyến phù hợp. Nếu bạn còn có bất cứ thắc mắc gì về chính sách, dịch vụ và gói cước của Viettel, vui lòng liên hệ 18008119 để được tư vấn và hỗ trợ trong thời gian sớm nhất.