- Trang chủ
- Tin Dịch vụ
- Tin tức sự kiện
9 Tuyệt chiêu khắc phục mạng WIFI chập chờn lúc MẠNH lúc YẾU
Thứ ba, 28/09/2021Mạng wifi chập chờn lúc mạnh lúc yếu có thể do nhiều nguyên nhân. Những nguyên nhân thường gặp phải kể đến là lỗi đường truyền, bộ phát wifi, thiết bị kết nối hoặc vị trí lắp đặt chưa hợp lý. Mời bạn đọc ngay bài viết dưới đây biết cách xử lý phù hợp.
1. Dấu hiệu nhận biết sóng wifi ổn định?
Sóng wifi ổn định là khi các thiết bị kết nối wifi (laptop, điện thoại, tivi, camera...) bắt được sóng wifi có tốc độ đạt chuẩn và độ ổn định cao. Tốc độ wifi chuẩn tại Việt Nam hiện nay như sau:
Tốc độ wifi | Số người sử dụng | Mô tả chi tiết |
Tốc độ wifi tải từ 6 – 15Mbps | Phù hợp cho 1 – 2 người sử dụng | Với tốc độ này, người dùng có thể xem phim, giải trí ở mức độ trung hoặc chơi các game trực tuyến cơ bản. |
Tốc độ wifi tải từ 15 – 30Mbps | Phù hợp cho tối đa 5 người sử dụng. | Tốc độ này cho phép người dùng truy cập trang web tốt, tải dữ liệu nhanh, download dễ dàng và có thể chơi các game online mượt mà. |
Tốc độ wifi tải từ 30 – 50Mbps | Phù hợp với gia đình đông người hoặc shop bán hàng, kinh doanh online. | Tốc độ này cho phép nhiều người dùng truy cập đồng thời, thường xuyên mà không bị giật lag trong quá trình sử dụng. |
Tốc độ wifi tải trên 50Mbps | Phù hợp với doanh nghiệp, tổ chức, phòng kinh doanh hay siêu máy tính, quán game… | Bởi mạng có băng thông rộng, tốc độ cao cho phép tăng khả năng tương tác lên nhiều lần. |
2. Dấu hiệu nhận biết sóng wifi chập chờn?
Sóng wifi chập chờn là hiện tượng mạng lúc được lúc không hoặc lúc mạnh lúc yếu. Người dùng có thể nhận biết được điều này trong quá trình trải nghiệm sóng cụ thể như sau:
Sóng wifi chập chờn lúc được lúc không: Các thiết bị vẫn kết nối được mạng nhưng đường truyền không ổn định, hay ngắt quãng, lúc dùng được lúc lại không có mạng. Vì thế, mọi trải nghiệm liên quan đến mạng wifi trên thiết bị đều bị ảnh hưởng.
Mạng wifi chập chờn lúc mạnh lúc yếu: Các thiết bị vẫn kết nối được mạng nhưng tốc độ đường truyền lúc cao lúc thấp, mạnh yếu từng thời điểm. Các trải nghiệm mạng cơ bản như đọc báo, tra cứu thông tin vẫn có thể diễn ra bình thường nhưng xem video bị giật, lag, mờ hình ảnh.
Wifi chập chờn khi chơi game, xem phim: Với những trải nghiệm cần tốc độ mạng mạnh như chơi game online, xem phim HD, xem phim 4K, download sẽ dễ dàng nhận biết wifi chập chờn rõ nhất.
Sóng wifi ổn định giúp các thiết bị sử dụng mạng wifi một cách tốt hơn
3. Cách xử lý mạng wifi chập chờn lúc có lúc không.
Mạng wifi chập chờn lúc mạnh lúc yếu, lúc có lúc không có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Bạn hãy điểm qua 10 nguyên nhân và cách xử lý dưới đây để khắc phục tình trạng wifi kém.
3.1. Do đường dây truyền tải mạng yếu
Mạng wifi chập chờn lúc được lúc không có thể do lỗi từ phía nhà cung cấp mạng Internet, ví dụ như hỏng hóc, đứt dây truyền cáp quang, cháy hộp cáp tín hiệu… Trong trường hợp này, bạn hãy liên hệ với tổng đài báo hỏng của nhà cung cấp mạng Internet để thông báo tình hình, nhờ kiểm tra và sửa chữa.
3.2. Wifi chập chờn do các thiết bị kết nối wifi (dây mạng, nguồn điện...)
Mạng wifi chập chờn do switch bị lỗi, dây cáp quang/dây LAN bị đứt gãy, jack cắm bị tuột hoặc nguồn điện bị sụt áp làm cục phát wifi chạy không ổn định. Để khắc phục tình trạng này, bạn nên sửa switch, thay dây mạng mới, cắm lại jack hoặc mua adapter gắn thêm vào cục phát wifi…
3.3. Wifi chập chờn lúc mạnh lúc yếu - Do vị trí đặt router không phù hợp
Vị trí đặt wifi không phù hợp cũng ảnh hưởng lớn đến tốc độ mạng. Một số sai lầm người dùng hay mắc phải khi đặt vị trí wifi như đặt cạnh các đồ bằng kim loại có tính dẫn điện gây nhiễu tần số (đặt cạnh chìa khóa, dao kéo hoặc các thiết bị phát ra nhiều sóng điện từ tivi, máy tính, tủ lạnh…). Nếu bạn đặt ở nơi có nhiều vật cản (tường bê tông, kính… có khả năng hấp thụ sóng khá mạnh) sẽ khiến một số góc xa nhất trong nhà không thể nhận được sóng. Ngoài ra, bộ phát wifi chỉ có thể phát ra sóng trong một phạm vi nhất định, nếu vượt quá phạm vi này, sóng wifi sẽ bị yếu hoặc chập chờn.
Để xử lý hiệu quả, bạn nên đứng gần lại bộ phát wifi, chỉ cần thiết bị nằm trong phạm vi thì khả năng bắt sóng sẽ tốt hơn. Bạn có thể điều chỉnh anten đúng hướng có tín hiệu mạnh (một anten - điều chỉnh hướng thẳng đứng, 2 anten - đặt hai anten vuông góc với nhau). Bạn cũng có thể tăng độ rộng kênh băng thông Wireless Router từ 20MHz tăng lên 40MHz, 80MHz hoặc 160MHz để tăng tốc độ truyền tải dữ liệu giữa các thiết bị. Bên cạnh đó, bạn nên đặt lại vị trí thiết bị phát wifi ở nơi cao, thoáng, không bị chắn sóng hay nhiễu sóng điện từ để tránh vật cản. Ngoài ra, bạn có thể lắp thêm thiết bị Home Wifi Viettel để mở rộng khu vực phát sóng khắp căn nhà.
Lắp thêm thiết bị Home Wifi Viettel giúp mở rộng vùng phủ sóng của mạng wifi.
3.4. Wifi chập chờn lúc có lúc không - Do bị trùng kênh sóng
Bộ phát wifi nhà bạn trùng kênh sóng với các bộ phát wifi xung quanh sẽ gây ra hiện tượng wifi chập chờn lúc mạnh lúc yếu. Nguyên nhân là do các sóng phát trên cùng một kênh tạo ra hiện tượng giao thoa và ảnh hưởng đến tốc độ mạng dẫn đến hiện tượng chập chờn.
Bạn có thể nâng cấp lên loại router có khả năng tự kiểm tra kênh sóng của các cục wifi xung quanh rồi chọn 1 kênh riêng để phát sóng tốt hơn. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể thực hiện đổi kênh giảm nhiễu, bằng cách sử dụng tiện ích kiểm tra wifi cho máy tính để biết kênh wifi xung quanh là bao nhiêu. Sau đó, bạn đổi bộ phát wifi của mình sang một kênh khác cho khỏi trùng lặp. Chú ý, bạn nên ưu tiên đổi sang kênh 1, 6 hoặc 11 trên băng tần 2.4GHz để hạn chế khả năng bị trùng sóng.
3.5. Wifi chập chờn lúc được lúc không - Do hết băng thông
Nếu thiết bị của bạn đang ở gần với bộ phát sóng wifi nhưng tình trạng mạng wifi vẫn không được cải thiện thì có thể do hết băng thông. Nếu các thành viên trong gia đình cùng kết nối vào một hệ thống wifi sẽ khiến cho băng thông không thể đáp ứng được hết. Ngoài ra, các thiết bị khác nhau download và thực hiện quá nhiều tác vụ nặng như xem phim, chơi tựa game nặng… cùng lúc làm cho băng thông bị hết và gây ra hiện tượng mạng chập chờn. Cách xử lý tình trạng này đó là:
Cách 1: Bạn nên giảm thiểu thiết bị kết nối bằng cách chuyển một số thiết bị như tivi thông minh, máy tính… sang kết nối mạng dây, đồng thời, tắt mạng wifi trên một số thiết bị như điện thoại, máy tính bảng khi không sử dụng.
Cách 2: Bạn cần kiểm tra xem có ai đang dùng ké wifi nhà bạn và tìm cách xử lý phù hợp. Bạn có thể kiểm tra bằng cách nhìn số đèn tín hiệu báo trên router, nếu có thêm một kết nối thì router sẽ có thêm một đèn tín hiệu hoặc sử dụng một số ứng dụng như Wireless Network Watcher để kiểm tra. Nếu có ai dùng ké mà không xin phép, bạn có thể đổi mật khẩu wifi để tăng cường bảo mật.
Cách 3: Nếu bạn đã áp dụng các cách trên mà sóng wifi vẫn chập chờn, hãy thử sử dụng gói cước cao hơn như gói SuperNet Viettel để tăng tốc độ phát wifi. Đặc biệt, khi bạn mua gói cước này sẽ được tặng kèm thiết bị Home Wifi giúp mở rộng vùng phủ sóng của wifi.
Gói SuperNet Viettel giúp tăng tốc độ wifi, xóa tan nỗi lo hết băng thông làm mạng wifi chập chờn.
3.6. Do bộ phát wifi là loại “đồ cổ” có tốc độ truyền tải wifi yếu
Wifi chập chờn do sử dụng modem/router có tốc độ truyền tải wifi yếu thường xảy ra ở các modem wifi tặng kèm của nhà mạng hoặc các router giá rẻ, route đời cũ gây nên hiện tượng wifi chập chờn. Lý do là bởi các modem wifi nhà mạng cấp đời cũ sẽ có tốc độ phát wifi nhỏ hơn tốc độ đường truyền. Khi đó, dù bạn mua 1 gói cước mạnh nhưng vẫn xảy ra tình trạng wifi chập chờn lúc mạnh lúc yếu. Để xử lý tình trạng này, bạn có thể mua mua router hoặc access point công nghệ mới hoặc đổi modem 2 băng tần:
Nếu modem nhà mạng cấp vẫn còn dùng tốt nhưng không có tính năng phát wifi (tức modem chỉ có khả năng chuyển quang): Bạn nên mua router hoặc access point công nghệ mới để phát sóng wifi ổn định. Bạn có thể mua các bộ định tuyển chuẩn không dây chuẩn N (Wi-FI 802.11n) và sử dụng wireless card chuẩn N cho máy tính để có tốc độ mạng tốt nhất. Nếu đang dùng laptop, tivi thông minh, iPhone đời mới nhất, nên dùng bộ phát hỗ trợ chuẩn AC.
Bạn đang dùng modem wifi nhà mạng cung cấp để phát sóng wifi (tức modem thực hiện chức năng chuyển quang, quay PPPoE, cấp DHCP và phát wifi). Trường hợp modem wifi nhà mạng cấp là đời cũ, bạn gọi lên tổng đài yêu cầu đổi modem 2 băng tần để đảm bảo sóng khỏe và ổn định hơn với nhu cầu sử dụng từ 5 - 10 thiết bị. Trường hợp số lượng thiết bị truy cập lớn hơn 10 thiết bị, bạn nên cân nhắc sử dụng một modem quang riêng và mua thêm router có khả năng chịu tải.
3.7. Wifi chập chờn do lỗi từ thiết bị kết nối (Clients)
Nhiều khi wifi chập chờn lúc mạnh lúc yếu là do xung đột phần mềm hoặc nghẽn mạng. Bạn cũng có thể kiểm tra lỗi sự cố hay ốp lưng cản trở việc bắt sóng. Bạn sử dụng chế độ tiết kiệm pin trên điện thoại hoặc do máy chủ DNS của nhà mạng gặp sự cố cũng có thể là những nguyên nhân dẫn đến tính trạng này. Đối với laptop, wifi chập chờn có thể do bộ nhớ đầy, driver cũ/không tương thích, card wifi bị lỗi, laptop bị virus quá nặng. Bạn có thể tham khảo cách xử lý mạng wifi chập chờn trong trường hợp này tại bài viết:
- Hướng dẫn 3 cách khắc phục lỗi wifi chập chờn trên điện thoại
- Nguyên nhân và cách xử lý wifi chập chờn trên Laptop
Nhiều khi do điện thoại mà mạng wifi chập chờn lúc mạnh lúc yếu.
3.8. Wifi chập chờn do bộ phát wifi bị nóng
Bộ phát wifi nóng ảnh hưởng lớn tới chíp và chất lượng phát sóng điện từ, gây nên hiện tượng wifi chập chờn, dẫn đến sóng wifi từ bộ kích sóng cũng chập chờn. Bộ phát wifi nóng có thể do modem chính hoạt động cường độ mạnh hoặc do đang bị vật cản trở lỗ thoát nhiệt. Nguyên nhân thứ hai do repeater chịu tải lớn, phục vụ nhiều thiết bị kết nối vượt quá khả năng chịu tải của modem chính. Nếu gặp trường hợp này, bạn chỉ cần khởi động lại hoặc làm mát thiết bị phát wifi trong khoảng 20 phút là được.
3.9. Do bộ phát wifi bị lỗi card, bị hỏng hóc
Bộ phát wifi dùng nhiều, vượt quá công suất nên bị hao mòn chất lượng, lỗi card, nhanh hỏng, phát mạng chập chờn lúc được lúc không. Để khắc phục tình trạng này, bạn hãy gọi lên tổng đài báo hỏng của nhà mạng để yêu cầu sửa chữa hoặc đem đi bảo hành, sửa chữa, nâng cấp thiết bị mới.
3.10. Nếu wifi chỉ chập chờn mạnh yếu ở khu vực xa bộ phát
Bạn gặp tình trạng wifi chập chờn lúc mạnh lúc yếu, lúc có lúc không ở một vài khu vực xa bộ phát thì nguyên nhân là do hệ thống mạng hiện tại đang gặp các vấn đề như không thể phủ sóng đều khắp, khả năng chịu tải kém, chất lượng sóng bị suy giảm khi vướng vật cản hoặc đặt các thiết bị ở xa. Để khắc phục những nhược điểm này, người dùng có thể cân nhắc sử dụng các thiết bị mở rộng sóng như:
- Bộ lặp tín hiệu (repeater) phù hợp cho các nhà có diện tích nhỏ, nhu cầu sử dụng sóng wifi tại các khu vực xa bộ phát là cơ bản. Ưu điểm là thiết bị sóng có giá thành rẻ, nhỏ gọn, hợp thẩm mỹ. Tuy nhiên tình trạng mạng chập chờn vẫn xảy ra khi di chuyển giữa các khu vực.
- Wifi Mesh phù hợp với các diện tích rộng trên 200m2, nhà nhiều vật cản, nhiều tầng, nhiều phòng vì có vùng phủ sóng rộng, khả năng chịu tải lớn, chất lượng phủ sóng đều, tốc độ mạng và độ ổn định cao, dễ lắp đặt, di chuyển và nâng cấp.
Nếu nhà có diện tích rộng, nên trang bị hệ thống mesh wifi giúp tăng mức độ và tốc độ phủ sóng.
4. Giải pháp khắc phục wifi chập chờn nhanh chóng, hiệu quả
Giải pháp Wifi Mesh đã và đang là sự lựa chọn hàng đầu để khắc phục tình trạng wifi chập chờn lúc có lúc không, đảm bảo vùng phủ sóng rộng với tốc độ ổn định tại mọi không gian có nhiều vật cản, nhà nhiều tầng và nhà có diện rộng. Hiện nay, Viettel đang cung cấp sản phẩm Wifi Mesh có tên là Home Wifi. Khi sử dụng Home Wifi Viettel, vùng phủ sóng wifi rộng hơn, chất lượng phủ sóng đều hơn, đường truyền luôn ổn định và có tốc độ cao.
Để sử dụng Home Wifi của Viettel, bạn có thể mua bộ từ 2 đến 3 thiết bị Home Wifi H196A hoặc đăng ký gói cước SuperNet Viettel để được tặng kèm bộ thiết bị và nhận những ưu đãi đặc biệt như. Gói cước này có tốc độ trên 100Mbps, cao hơn hẳn các gói cước thông thường. Hơn nữa, khi đăng ký sử dụng gói cước SuperNet Viettel, bạn sẽ được tặng thêm thiết bị Home Wifi Viettel để mở rộng khả năng phủ sóng của wifi giúp bạn tiết kiệm được một khoản phí. Đồng thời, mạng mesh giúp loại bỏ “vùng chết” của wifi và chuyển vùng liền mạch hơn khi di chuyển. Đặc biệt hệ thống có thể tự động chọn tuyến và băng tần tốt nhất cho dữ liệu của bạn để kết nối nhanh hơn. Khi một cục mesh có vấn đề, hệ thống sẽ tự động định tuyến lại dữ liệu qua một cục mesh khác, đặc biệt bạn còn được lắp đặt Wifi Mess hoàn toàn miễn phí.
Trên đây là các nguyên nhân cơ bản làm cho mạng wifi chập chờn lúc mạnh lúc yếu cùng cách xử lý. Hy vọng những thông tin này giúp bạn dễ dàng tìm ra nguyên nhân và biết cách khắc phục khi mạng wifi xảy ra vấn đề. Nếu muốn sử dụng gói SuperNet Viettel để tránh tình trạng mạng wifi chập chờn, bạn hãy gọi đến số hotline 18008168 để được tư vấn miễn phí.